Bà bầu uống nước dừa như thế nào cho đúng?
Bà bầu uống nhiều nước dừa có tốt không?
Nước dừa – một loại nước mà các bà bầu luôn truyền tai nhau về lợi ích của nó, nhưng trong quá trình thai kì thì không phải lúc nào nước dừa cũng thật sự tốt.
1.Lợi ích của nước dừa với các bà bầu:
Theo các bác sỹ sản khoa, chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh được tác dụng của nước dừa trong các trường hợp thiểu ối. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận được các tác động tích cực của nước dừa đến sức khỏe của phụ nữ mang thai:
– Nước dừa là một loại “thuốc” lợi tiểu tự nhiên, giúp các bà bầu ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu, giảm nguy cơ sỏi thận, giảm phù và giảm huyết áp đối với người bị tăng huyết áp.
– Giúp giảm tình trạng táo bón ở bà bầu, cải thiện các vấn đề về tiêu hoá như đầy hơi, ợ nóng do tăng tiết axít dạ dày khi mang thai.
– Giúp bổ sung nước, điện giải bị hao hụt trong cơ thể bà bầu.
– Nước dừa cũng rất giàu axit lauric, một hợp chất được nhắc đến rất nhiều với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch chống lại các loại vi khuẩn, virus, vi nấm gây bệnh.
2.Uống nước dừa như thế nào cho đúng cách:
– Trong thời gian 3 tháng đầu, bà bầu không nên uống nước dừa bởi nước dừa có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Tuy nhiên đến tháng thứ 4 thì bạn đã có thể uống nước dừa vì những lợi ích của nó như đã nói ở trên và cũng chỉ nên uống một quả mỗi ngày .
– Do nước dừa có tác dụng lợi tiểu gây ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm nên không uống trước khi đi ngủ.
– Nên chia nhỏ lượng nước dừa và uống rải rác trong ngày, không nên uống hết một lúc.
– Không uống nước dừa đã để qua đêm dù để trong tủ lạnh.
– Khi đi bộ hoặc tập thể dục về, cơ thể đang mệt mỏi và nóng, không nên uống nước dừa ngay bởi dễ gây cảm đột ngột.
– Tốt nhất là uống nước dừa nguyên chất không pha thêm đường, muối hay đá lạnh vào để đảm bảo vệ sinh an toàn cho sức khỏe bà bầu.
3.Những trường hợp bà bầu không nên uống nước dừa :
* Hạ huyết áp
Nước dừa có tính mát nhưng thuộc thể hàn nên là đồ uống giải khát rất tốt. Tuy nhiên, khi bà bầu có cơ địa hay bị hạ huyết áp hoặc suy nhược cơ thể, người hay lạnh không nên uống nước dừa. Điều này cũng phù hợp với bà bầu hay bị ốm yếu, nôn và hạ huyết áp giai đoạn ốm nghén.
* Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Cũng giống như các hình thức khác của bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường (glucose), nguồn nhiên liệu chính của cơ thể. Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây đường huyết cao, mặc dù không nguy hiểm cho người mẹ, nhưng có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi. Bà bầu có thể kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách xin tư vấn của bác sĩ, ăn các loại thực phẩm lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và nếu cần thiết sẽ phải uống thuốc, trong đó, cần hạn chế uống nước dừa. Mặc dù không nhiều nhưng trong nước dừa vẫn có một hàm lượng đường nhất định.
*Nhiều ối không nên uống nước dừa
Chưa có chứng minh nhưng cũng không thể phủ nhận khả năng tăng lượng nước ối vào ba tháng cuối giai đoạn thai kỳ cho những người mang thai bị thiếu ối. Nhưng ngược lại, ở những bà mẹ nhiều ối, uống nhiều nước dừa có thể khiến bà mẹ xảy ra tình trạng đa nước ối. Vì thế, tốt nhất, các bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để hiểu rõ cơ địa của mình và để biết mình có nên uống nước dừa hay không.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VĨNH HÀ chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!