Nội Tiết

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Tiểu đường là trong nước tiểu của người bệnh có đường.
Bệnh xuất hiện khi cơ thể: Không sản xuất ra đủ insulin, hoặc, cơ thể không sử dụng lượng insulin một cách thích hợp. Insulin là một hóc-môn có thể sản xuất ra để điều hoà lượng đường trong máu.

Có mấy loại bệnh tiểu đường?

Có 2 loại:

  • Tiểu đường Type 1:
    • Thường xuất hiện khi còn tuổi thơ ấu
    • Tiểu đường Type 1 cũng được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin
    • Bệnh xuất hiện khi cơ thể không sản xuất đủ insulin
    • Cần phải tiêm Insulin
  • Tiểu đường Type 2:
    • Được gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin
    • Cơ thể bạn vẫn sản xuất insulin nhưng nó không được sử dụng một cách thích đáng
    • Có thể kiểm soát được bằng cách ăn kiêng, tập thể dục và dùng thuốc, nhưng cũng có thể cần thêm insulin.
    • Thường xuất hiện ở những người từ 45 tuổi trở lên, nhưng hiện nay ngày càng trở nên phổ biến cả ở những người trẻ tuổi.

Tiểu đường ảnh hưởng đến sức khoẻ thế nào?

Tiểu đường có thể phá huỷ thận, thị lực, thần kinh, tim mạch; ngoài ra bạn còn tăng nguy cơ bị:

  • Đột quỵ
  • Suy thận mãn

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường?

  • Khát nước
  • Tiểu nhiều
  • Mất ngủ
  • Hay cảm thấy đói, thèm ăn
  • Giảm cân
  • Mệt mỏi
  • Nhìn không rõ, mờ mắt
  • Các mụn nhọt, lở loét không lành miệng
  • Đau nhói dây thần kinh ở tay và chân.

Không phải bệnh nhân nào cũng có tất cả các triệu chứng trên, tuy nhiên, nếu bạn thấy một vài triệu chứng thì hãy đến gặp bác sỹ để kiểm tra chắc chắn hơn.

Bác sỹ sẽ kiểm tra tiểu đường bằng cách nào?

Bác sỹ sẽ lấy máu để làm xét nghiệm lượng đường trong máu (nhịn ăn trước khi lấy máu từ 6-8h )

Phải làm gì để kiểm soát bệnh tiểu đường?

  • Kiểm soát lượng đường huyết
  • Biết mức đường huyết của bạn là bao nhiêu
  • Giữ lượng đường huyết ở mức cho phép
  • Khám, tư vấn bác sỹ chuyên khoa để có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Điều trị theo đơn thuốc khi có chỉ định.
  • Học cách kiểm soát huyết áp cũng như lượng đường máu theo lời khuyên của bác sỹ.